Một trong những loại cây phổ biến trong vườn nhà là cây sống đời lá dài. Với khả năng sống tốt trong điều kiện thiếu nước, ánh sáng và vẻ đẹp sang trọng với chiếc lá dài và mảnh mai, cây sống đời lá dài đã trở thành cây cảnh được chưng trang trọng trong ngày tết. Nó là biểu tượng của sự trường thọ và sự can trường, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cây sống đời lá dài với những lợi ích trong y học mà chúng mang lại. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây sống đời lá dài, giúp cho bạn dễ dàng chăm sóc và tận hưởng vẻ đẹp của loài cây này trong khu vườn của mình.
Tác dụng chữa bệnh của cây sống đời
Cây sống đời nói chung và cây sống đời lá dài nói riêng là một trong những cây dược liệu rất phổ biến trong y học. Sau đây TayninhOnline.com tổng hợp một vài tác dụng chữa bệnh phổ biến của cây sống đời:
Giảm đau lưng, đau xương khớp
Làm nóng và mềm lá bỏng theo cách trên, đắp lá bỏng lên vùng bị đau khi còn nóng. Nếu cần di chuyển thì có thể sử dụng khăn quấn lá bỏng xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày. Hoặc vắt nước lá lấy 50ml uống, bã đắp vào chỗ đau băng lại. Uống và đắp thuốc ngày 3 lần, cách 8 giờ 1 lần, liên tục đến khi khỏi.
Trị chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam, bà con rửa sạch cây sống đời rồi giã lấy nước. Sau đó sử dụng bông sạch chấm vào dung dịch lá rồi nhét vào lỗ mũi làm liền vết thương.
Chữa mất ngủ
Lấy 50-60g lá tươi rửa sạch, tráng lại nước sôi để nguội. Cối, chày, mảnh vải gạc để vắt đều tiệt trùng trước khi sử dụng. Giã nát lá rồi cho vào gạc vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội cho đủ 50ml uống 2 giờ trước khi đi ngủ. Bã để đắp.
Hỗ trợ tuyến sữa
Trong thời kỳ cho con bú, người mẹ có thể sử dụng lá cây sống đời để tăng lượng sữa, chỉ cần nấu canh để ăn hằng ngày. Sử dụng thường xuyên sẽ nhận thấy lượng sữa tăng rõ rệt.
Chữa viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột, đại tiện ra máu, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoạ
Uống nước vắt lá 50ml/lần x 3 lần/ngày, liên tục đến khi khỏi bệnh (trĩ ngoại cần kết hợp đắp lá giã nát rồi sử dụng gạc bọc và băng dính dán lại. Trước khi đắp thuốc phải rửa sạch hậu môn).
Chữa viêm lợi
Dùng 4 lá vào buổi sáng, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai xong thì ngậm 15 phút, sau đó nuốt cả bã (từ 3 đến 5 ngày).
Trị viêm họng
Người bị viêm họng chỉ cần rửa sạch lá sau đó nhai sống rồi nuốt lấy nước. Sử dụng nhiều lần trong ngày sẽ giúp điều trị viêm họng hiệu quả.
Trị sốt xuất huyết
Rửa sạch lá giã lấy nước bỏ bã rồi uống. Mỗi lần uống khoảng 100 ml, ngày uống khoảng 3 đến 4 lần. Ngày đầu uống 100ml sau đó các ngày sau sẽ giảm còn 60ml.
Chữa viêm tai giữa
Vắt nước lá nhỏ tai ngày 4 lần (cách 6giờ/lần) liên tục 3-5 ngày.
Chữa viêm xoang
Vắt nước lá, thấm vào bông đặt trong lỗ mũi bên viêm (nếu cả 2 bên cùng viêm thì sau khi đặt bên trái 2 giờ lại đặt tiếp bên phải bằng thuốc mới). Kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần ngày, liên tục 3-5 ngày.
Chữa bỏng (loại nhẹ)
Giã nát lá đắp kín vết bỏng rồi băng lại, 6 giờ thay thuốc 1 lần. Nếu vết bỏng rộng gây đau cần kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục đến khi khỏi.
Làm lành sẹo
Dùng lá bỏng giã nhuyễn đắp lên vùng da khi đang bắt đầu lành lại, sử dụng thường xuyên để không để lại sẹo.
Làm dịu vùng da bị cháy nắng
Giã nát lá sống đời đắp lên khu vực bị ảnh hưởng có tác dụng làm mát, xoa dịu tình trạng nóng rát trên da, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Giải rượu
Cho người say nặng uống 50ml nước vắt lá rồi nằm nghỉ 30 phút sau sẽ hết say. Nếu say nhẹ thì cho nhai 5 lá (nuốt cả bã), 15 phút sau là trở lại bình thường.
Đại tiện ra máu
Dùng 10g sống đời, 10g cỏ mực, 10g ngải cứu và 10g trắc bá sau đó đem sao vàng. Hỗn hợp trên khi đem đi sắc nước uống trong vòng một tháng sẽ đem lại hiệu quả tốt.
Viêm đại tràng
Một buổi ăn sống 6-7 lá sống đời, chia đều 3 buổi 1 ngày, ăn cả bã để phát huy hiệu quả điều trị viêm đại tràng.
Chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ em: Rửa sạch lá sống đời và ngâm vào nước muối, để ráo nước rồi ép lấy khoảng 60ml nước cho trẻ uống, một ngày 2 lần.
Trị thổ huyết (nôn ói ra máu) cho các trường hợp bị đánh hoặc bị tai nạn
Xay nhuyễn 7 cái lá sống đời lấy nước cốt. Quậy thêm lượng đường vừa đủ ngọt vào uống mỗi ngày 1 lần.
Điều trị bệnh đau mắt đỏ
Giã nát 3 lá sống đời, chắt nước uống, bã bỏ vào một cái khăn mỏng sạch đắp lên mắt. Để qua đêm, sáng hôm sau lấy nước muối sinh lý rửa lại mắt cho sạch.
Làm se khít lỗ chân lông
Dùng lá cây sống đời giã nát cùng với mấy hạt muối tinh đắp trong vòng 7-10 phút.
Lưu ý khi chữa bệnh bằng cây sống đời
Khi sử dụng thuốc theo đường đắp ngoài, cần đảm bảo rửa lá sạch sẽ và tiệt trùng bằng nước muối loãng để không làm tổn thương bị bội nhiễm vi khuẩn.
Cây sống đời trong một số trường hợp còn dùng làm thức ăn. Bạn có thể tìm hiểu thêm cách làm thức ăn từ lá sống đời ở Blog Vào Bếp.
Cách trồng cây sống đời lá dài
-
- Bước 1: Chọn chỗ trồng cây
Cây Sống đời lá dài có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời, tùy vào điều kiện thời tiết và ánh sáng. Chọn một chỗ có ánh sáng tự nhiên và gió lưu thông để cây phát triển tốt hơn.
-
- Bước 2: Chọn chậu trồng cây
Chọn chậu có kích thước phù hợp với cây và đảm bảo có lỗ thoát nước để tránh tình trạng cây bị ngập nước. Nếu muốn trồng ngoài trời, hãy chọn chậu có chất liệu bền như gốm sứ hoặc đất sét.
-
- Bước 3: Chuẩn bị đất trồng cây
Cây Sống đời lá dài thích đất ẩm và có độ thông thoáng. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất nở hoặc pha trộn đất sét với cát và chất hữu cơ để tạo độ thoáng cho đất.
-
- Bước 4: Trồng cây
Đặt lớp đất phù hợp vào chậu và tạo một lỗ giữa để đặt cây vào. Sau đó, giữ cây đứng thẳng và đổ đất xung quanh cây. Nhớ đổ đất đều và dùng tay nhẹ nhàng bóp chặt đất để đảm bảo cây không bị chênh lệch hoặc lộ rễ.
-
- Bước 5: Tưới cây
Sau khi trồng cây, hãy tưới nước đều và đảm bảo đất được ẩm đến mức vừa đủ. Tuy nhiên, đừng tưới quá nhiều nước để tránh cây bị ngập nước.
-
- Bước 6: Chăm sóc cây
Cây Sống đời lá dài cần được chăm sóc định kỳ để phát triển tốt. Tưới nước đều, cung cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách thường xuyên bón phân hữu cơ cho cây. Nếu trồng ngoài trời, hãy đảm bảo cây được che chắn khỏi những thời tiết khắc nghiệt như gió mạnh hoặc nắng gắt.
-
- Bước 7: Thay thế đất và chậu
Khi cây phát triển quá lớn cho chậu hiện tại, bạn cần phải thay thế đất và chậu mới to hơn để cây có đủ không gian để phát triển. Hãy đảm bảo chậu mới có kích thước phù hợp với cây để không làm hỏng gốc hoặc cành của cây.
Với những bước trên, bạn đã có thể trồng cây sống đời lá dài một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để có được cây đẹp và khỏe mạnh, bạn cần phải chăm sóc cây một cách định kỳ và đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau để giúp cây phát triển tốt hơn:
– Tưới nước đều đặn, nhưng không quá nhiều để tránh cây bị ngập nước.
– Bón phân định kỳ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.
– Để cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên và gió lưu thông để cây phát triển tốt hơn.
– Kiểm tra đất thường xuyên để đảm bảo đất vẫn ẩm và có độ thoáng.
– Xoay chậu định kỳ để cây được tiếp xúc với ánh sáng đều.
Kết luận
Cây sống đời lá dài là một loại cây vô cùng phổ biến. Nó có rất nhiều tác dụng trong y học, được dùng để chữa một số bệnh phổ biến thường gặp hằng ngày như: bỏng, đau lưng, xương khớp, viêm dạ dày, mất ngủ, bỏng, viêm xoang, viêm tai giữa … rất hiệu nghiệm.
Việc trồng cây sống đời lá dài không chỉ mang lại vẻ đẹp cho không gian sống mà còn giúp tạo ra không khí trong lành và cân bằng môi trường sống.
Với những bước trồng cây đơn giản và các mẹo chăm sóc, bạn có thể trồng cây sống đời lá dài một cách dễ dàng và đạt được những kết quả tuyệt vời.
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây hữu ích để trồng trong nhà hoặc ngoài trời, hãy cân nhắc đến cây sống đời lá dài và trải nghiệm vẻ đẹp của loài cây này.
Thảo luận về bài viết